My mother-in-law, who is nearly 70, still waits on my husband every day, bringing him his meals and drinks.

My mother-in-law, who is nearly 70, still waits on my husband every day, bringing him his meals and drinks.

Each passing day, I feel increasingly tense, fearing I may not have the patience to hold out until we can live independently.


I am a 34-year-old woman, and to most outsiders, my life might seem ideal. While many others are struggling with rent and unstable incomes, I don’t have to pay rent, and I work as a manager with an average monthly salary of 30 million VND. I come from a rural background, where I witnessed my parents' hardships growing up, which left a lasting impression on me. I worked hard to earn a master's degree, and at the office, I’m regarded as a dedicated worker, with friends who cherish me, professors who appreciate me, and I’m often held up as a role model for junior students. After years of working and saving, I now have two land certificates—not overly valuable, but I am proud of what I’ve achieved. I’m self-sufficient, able to support my children well, contribute to both sides of the family, and still save about 50% of my income.

There wouldn’t be an issue if my husband were someone who cared about our family and worked with me to build a stable home. I don’t expect him to be exceptionally successful or to support me; I just want him to take some responsibility, show more care for our family—meaning that he shows love for me and our child. His family background is complicated; he’s the son of his mother and a man who had a family of his own, so he didn’t grow up with his father. Occasionally, his father would come by and provide support, so his mother and he were always financially comfortable. With money available without effort, his mother adopted a lifestyle of excess, often cooking too much food and giving away or wasting the leftovers. As a result, he grew up accustomed to this way of living.

When we met, he had two jobs but left both due to low pay and eventually went to work for his father, who runs a car dealership. Unlike his father, who is quick and diligent, my husband is more relaxed, preferring leisure over hard work, so his father often reprimanded him. When his father passed, he inherited a portion of the assets, which only fueled his relaxed attitude. Now, most of that inheritance is nearly gone, yet he shows no ambition to seek a job. I have pushed him a few times, even introducing job opportunities, but he either applies half-heartedly or simply ignores them.

Some people may wonder how he manages financially; he doesn't worry because his mother takes care of him. I’ve warned him several times about the difficulties he’ll face once his father’s support stops, but he gets angry with me instead. His temperament is very quick to anger. Since we had our child, we agreed to each contribute five million VND per month to a childcare fund. He did so initially but stopped after a while. When I reminded him, he got upset, so I transferred responsibility to him for paying our child’s school fees while I handled other expenses.

About a month ago, when he was three months overdue on our child’s school fees, the school called his mother in to discuss it, and she approached me as though expecting me to pay. Of course, I didn’t; I lent him the money instead so he could experience the consequence I had warned him about. He ended up selling more of his father’s assets for living expenses, but at a cheap price. I thought he might learn to save and be more serious about his work, but he didn’t. As soon as the money came through, he and his mother went straight to the electronics store to upgrade the TV, refrigerator, and refurbish the motorcycle, even though they were still in good condition. I was not informed because they knew I’d disapprove and view it as wasteful. When I found out, I simply smiled, as it was no surprise given her habits. She always keeps at least five pairs of shoes, some of which go unworn. When I first became her daughter-in-law, she even “gifted” me three pairs that she rarely used.

Our approach to raising children also clashes. I want my child to be independent and proactive, but my husband and his mother don’t. My child is almost four years old, but occasionally his grandmother has to carry him down the stairs. She even brings meals up to his room and feeds him, while I bought a dining chair for him in the kitchen to encourage self-feeding, which only gets used on weekends when I’m home. I also try to limit his screen time and encourage outdoor play and family interaction, while she lets him use the phone for hours to keep him still. When I bring this up, she and my husband sulk, feeling I’m being difficult. So, we rarely talk. I feel stifled in my current life.

Going to the office every day, despite the workload, feels refreshing because I don’t have to deal with my husband and his mother. My child is in school, where he’s being taught by professionals. But the end of each day is the hardest part. Stepping into the kitchen, I find dirty dishes piling up in the sink; going upstairs, I see toys and books scattered all over the floor. I’ve spoken to my husband about these frustrations multiple times, but he remains silent. His day typically involves dropping our child off at school, having breakfast, then playing games or scrolling the internet until the afternoon, at which point his mother brings food right to his desk. Despite being nearly 70, she still serves him hand and foot. Being so spoiled, he hardly shows any concern for my struggles or feelings.

I genuinely don’t care for my life as it is now. I can feel myself stagnating, becoming more irritable, tense, and exhausted, with no personal progress. I even fear that if my child continues growing up in this environment, he’ll develop the same entitled and dependent habits. But moving out on my own right now makes me hesitate, mainly because I don’t feel brave enough to be a single parent with a young child. I plan to wait another year and a half until my sister moves to Saigon for college; then, I’ll buy an apartment for the three of us, and having her around will make me feel more secure. However, waiting that long feels unbearable. Readers, I would appreciate any advice. Thank you sincerely.
---


---

Mẹ chồng gần 70 tuổi hàng ngày vẫn 'cơm bưng nước rót' cho chồng tôi


Mỗi ngày trôi qua tôi thấy mình càng căng thẳng hơn, sợ không thể kiên nhẫn sống để chờ được đến ngày ra ở riêng.

Tôi là nữ, 34 tuổi, ai nhìn vào cũng nghĩ hoàn cảnh của tôi khá lý tưởng. Trong khi bao nhiêu người còn ở nhà thuê, chật vật với mức thu nhập bấp bênh thì tôi không phải thuê nhà, làm công việc quản lý với lương tháng trung bình 30 triệu đồng. Tôi xuất thân từ nông thôn nên từ nhỏ đã thấm nhuần cái cực khổ của ba mẹ. Lớn lên tôi cố gắng học hành và có bằng thạc sĩ. Ở văn phòng, tôi được đánh giá là người làm việc có tâm, bạn bè yêu quý, thầy cô thương mến và thường gọi tôi là tấm gương cho các sinh viên khóa sau. Sau nhiều năm đi làm, tiết kiệm, tôi có trong tay hai sổ đỏ, giá trị không quá lớn nhưng tôi cũng tự nể phục mình. Tôi tự kiếm tiền nuôi sống tốt bản thân, con cái và còn cấp dưỡng cho gia đình hai bên, lại tiết kiệm được đến 50% lương.

Chuyện không có gì đáng nói nếu như chồng cũng là người biết lo lắng cho gia đình và cùng chung tay xây dựng tổ ấm với tôi. Tôi không yêu cầu anh phải thành công hay nuôi tôi, chỉ cần anh có trách nhiệm, quan tâm hơn đến gia đình, tức là yêu thương tôi và con. Về gia cảnh, anh là con của mẹ anh với một người đàn ông đã có gia đình, từ nhỏ không được sống cùng ba. Thỉnh thoảng ba sẽ về và chu cấp tiền cho mẹ con anh sống đủ đầy. Đồng tiền không cần kiếm vẫn tự có nên mẹ anh sống theo kiểu phóng khoáng đến lãng phí, đồ ăn thức uống luôn nấu dư dôi, ăn không hết cho người khác hoặc đổ bỏ rất phí phạm. Vì thế từ nhỏ anh đã quen hưởng thụ.

Ngày quen tôi, anh đi làm được hai nơi nhưng chỗ nào cũng chê lương thấp rồi nghỉ việc, về làm cho ba anh. Ba anh kinh doanh xe ôtô. Vì tính anh không được nhanh nhẹn như ba, lại thích hưởng thụ hơn là chăm chỉ làm việc nên ba chồng tôi thường la rầy. Đến khi ông mất, anh được thừa hưởng một phần tài sản nên lại càng sống hưởng thụ hơn. Đến giờ phần gia sản ấy cũng gần hết nhưng anh không cầu tiến mà tìm việc. Vài lần tôi hối thúc, thậm chí giới thiệu công việc, anh cũng nộp hồ sơ cho có hoặc lờ đi.

Nhiều người sẽ thắc mắc anh lấy tiền đâu để sống, anh không lo vì đã có mẹ nuôi. Tôi nhiều lần cảnh báo về những khó khăn khi không còn ba cấp dưỡng, anh lại quay sang giận tôi. Tính anh rất hay giận. Từ khi có con, chúng tôi thống nhất mỗi tháng mỗi đứa góp vào 5 triệu đồng lập quỹ nuôi con, anh góp được thời gian đầu, về sau không góp nữa. Tôi nhắc anh lại giận, tôi chuyển trách nhiệm cho anh là đóng học phí của con. Tôi lo chi phí còn lại cho con.

Cách đây khoảng một tháng, khi nợ tiền học phí con tôi đến 3 tháng, nhà trường mời mẹ anh vào nói chuyện, bà mới báo với tôi, như kiểu muốn tôi đưa tiền để đóng. Tất nhiên tôi không đưa, chỉ cho anh mượn để anh hiểu đó chính là hậu quả mà tôi đã cảnh báo. Rồi anh cũng phải bán thêm tài sản do ba để lại để có tiền sinh hoạt phí, dĩ nhiên là giá rẻ. Tôi nghĩ bán xong anh sẽ chí thú làm ăn và tiết kiệm, hóa ra không phải. Ngay sau khi nhận được tiền khách thanh toán, anh và mẹ chạy ngay ra tiệm điện máy kêu thợ đến đổi tivi, tủ lạnh và tân trang lại xe máy dù chúng đều còn dùng rất tốt. Tất nhiên tôi cũng không được thông báo vì anh và mẹ biết chắc tôi sẽ cản, sợ lãng phí. Khi biết, tôi chỉ cười trừ vì còn lạ gì tính của bà. Giày dép lúc nào bà cũng có ít nhất 5 đôi, thậm chí có đôi không dùng. Ngày tôi về làm dâu bà còn "tặng thêm" cho tôi 3 đôi mà bà ít mang.

Chúng tôi lại không hợp nhau ở cách nuôi dạy con. Tôi muốn hướng con theo kiểu tự lập và chủ động nhưng anh và mẹ anh thì không như vậy. Con tôi gần 4 tuổi, nhưng xuống cầu thang thì thỉnh thoảng bà phải bế, ăn cơm bà phải mang lên tận phòng rồi đút cho ăn, trong khi tôi mua sẵn ghế ăn đặt tại nhà bếp và muốn con tự xúc ăn, nên hầu như ghế đấy chỉ dùng được đúng vào cuối tuần, ngày có tôi ở nhà. Tôi không muốn con dùng điện thoại và vui chơi rồi khám phá xung quanh, tương tác với người nhà, còn bà thì có thể cho con chơi đến vài tiếng đồng hồ để cháu nằm yên, đỡ mất công giữ. Khi tôi nói thì bà và anh lại hờn giận, cho rằng tôi khó chịu. Do đó, chúng tôi hầu như không nói chuyện được với nhau. Hiện nay cuộc sống của tôi bí bách vô cùng.

Mỗi ngày đến văn phòng với bao nhiêu công việc cần giải quyết, tuy đau đầu nhưng tôi thấy vô cùng dễ chịu và vui vẻ vì không phải đụng mặt với anh và mẹ anh. Con tôi ở trường và được các cô dạy dỗ. Đến cuối mỗi ngày là mệt mỏi nhất, bước vào nhà bếp là thấy chén bát bẩn tràn ra hết chậu rửa, bước lên phòng lại thấy đồ chơi, sách vỡ la liệt trên sàn. Những uất ức này tôi nhiều lần nói với chồng nhưng anh chỉ im lặng. Mỗi ngày của anh là đưa bé đi học, sau đó ăn sáng rồi ngồi chơi game hoặc loanh quanh lướt mạng đến chiều, tới giờ bà bê sẵn đồ ăn lên tận bàn cho ăn. Dù bà đã gần 70 tuổi nhưng vẫn cơm dâng nước rót cho anh. Do được nuông chiều nên hầu như anh chỉ quan tâm đến mẹ, còn những uất ức hay cảm xúc của tôi thế nào anh không quan tâm.

Thật sự tôi không thiết tha gì cuộc sống như hiện tại, cảm nhận rõ bản thân trì trệ hơn, hay cáu giận hơn, căng thẳng và mệt mỏi hơn, không có chút tiến bộ nào. Thậm chí tôi còn sợ nếu để con tiếp tục sống trong môi trường này, con sẽ hình thành thói quen, lối sống hưởng thụ và ỷ lại vào người khác. Nhưng việc ra riêng lúc này tôi còn lăn tăn, đúng hơn là chưa đủ can đảm khi một thân một mình lại mang theo con nhỏ. Tôi định đợi thêm năm rưỡi nữa, khi em gái lên Sài Gòn học đại học, tôi sẽ mua căn chung cư cho ba người sống, có em gái ở cùng tôi cũng an tâm hơn, thế nhưng chờ đợi như vậy lâu quá. Độc giả bên ngoài sẽ sáng suốt hơn, xin cho tôi lời khuyên. Chân thành cảm ơn.

Huyền Nga

https://vnexpress.net/me-chong-gan-70-tuoi-hang-ngay-van-com-bung-nuoc-rot-cho-chong-toi-4810050.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến